CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ KHOA HỌC KỸ THUẬT SÔNG HỒNG

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ KHOA HỌC KỸ THUẬT SÔNG HỒNG

THIẾT BỊ PHÒNG VI SINH

THIẾT BỊ PHÒNG VI SINH

  • 17:26, 07/06/2019
  • 1,931

DANH MỤC THIẾT BỊ PHÒNG VI SINH

Phòng thí nghiệm vi sinh là phòng chuyên phân tích các chỉ tiêu vi sinh chỉ thị, vi sinh gây bệnh và vi sinh có lợi,  trong thực phẩm, thủy sản, sản phẩm thủy sản, nông sản thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, thủy sản, dược phẩm, phân bón… 

DANH MỤC THIẾT BỊ PHÒNG VI SINH

Phòng thí nghiệm vi sinh là phòng chuyên phân tích các chỉ tiêu vi sinh chỉ thị, vi sinh gây bệnh và vi sinh có lợi,  trong thực phẩm, thủy sản, sản phẩm thủy sản, nông sản thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, thủy sản, dược phẩm, phân bón… 


Để setup thiết bị phòng vi sinh chuẩn thường có các phòng sau: 
I.    Phòng nhận mẫu, lưu mẫu cần phân tích
Là nơi nhận và lưu các mẫu cần để phân tích các chỉ tiêu vi sinh được thu thập về hoặc được gửi đến, Có bàn và tủ để lưu trữ. Và được đánh dấu lưu theo hệ thống rõ ràng
Các thiết bị dụng cụ chủ yếu:
1.    Tủ lạnh trữ mẫu:
2.    Bàn để mẫu
3.    Tủ, kệ lưu mẫu

II.    Phòng hấp, sấy, rửa dụng cụ
Phải có hệ thống bàn thí nghiệm để đặt thiết bị thí nghiệm, mặt bàn thí nghiệm là loại vật liệu chuyên dụng phenolic chống chịu hóa chất.

Phần bồn rửa là loại bồn chuyên dụng bằng nhựa PP   kháng hóa chất, kích thước bồn lớn để thuận tiện cho việc rửa dụng cụ. Vòi nước chuyên dụng cho phòng lab. Có đường thoát nước. 
Các thiết bị dụng cụ chủ yếu:
1.    Tủ sấy dụng cụ nhiệt độ từ nhiệt độ môi trường +5 đến khoảng  200oC (loại có thể tích lớn)
2.    Nồi hâp tiệt trùng (sử dụng để hấp môi trường và dụng cụ)
3.    Máy cất nước 1 lần và 2 lần (Loại 4l/h hoặc 8 l/h hoặc hơn tùy vào nhu cầu phòng lab)
4.    Máy sản xuất nước khử ion
5.    Máy rửa dụng cụ thủy tinh
6.    Xà phòng rửa và các loại chổi cọ rửa
7.    Giá để dụng cụ thủy tinh
8.    Giấy kiểm tra kết quả hấp
9.    Kệ để môi trường, dụng cụ
10.    Găng tay chịu nhiệt
11.    Đồng hồ đo nhiệt độ, độ ẩm phòng.

III.    Phòng chuẩn bị và pha môi trường
Các thiết bị và dụng cụ chủ yếu:
1.    Tủ chứa hóa chất
2.    Cân phân tích 4 số lẻ
3.    Cân kỹ thuật 2 số lẻ
4.    Máy đo PH
5.    Máy khuấy từ gia nhiệt
6.    Lò vi sóng hay bếp đun để đun nóng môi trường khi trộn với aga
Ngoài ra trong phòng còn có:
–    Các dụng cụ thuỷ tinh trong suốt (chai thủy tinh, đĩa petri, cốc, ống đong…)
–    Bông không thấm nước
–    Giấy báo, giấy bạc
–    Các dung dịch chuẩn (stock, solutions)
–    Màng lọc Millipore và giá đơn chịu nhiệt hoặc các phễu lọc thuỷ tinh.
IV.    Phòng cấy 
Phòng cấy là một phòng nhỏ khoảng 10-15 m2, được lát gạch men và sơn loại sơn dễ lau chùi. Cửa phòng là loại của kính, phòng có hệ thống máy lạnh lọc khí và vi khuẩn. Trên tường có gắn đèn UV để tiệt trùng phòng.

Tủ cấy trong phòng chỉ sử dụng nuôi cấy mô, không sử dụng để cấy vi sinh hoặc nấm mốc vì dễ bị lây nhiễm cho mẫu nuôi cấy mô.
Các thiết bị dụng cụ chủ yếu:
1.    Tủ cấy vô trùng (tên gọi khác, clean bench, laminar, tủ thổi khí sạch) dòng khí thổi đứng hoặc tủ an toàn sinh học. Trong tủ có đèn UV để tiệt trùng và đèn huỳnh quang để thao tác. Là thiết bị  phòng vi sinh không thể thiếu.
2.    Quạt thông gió
3.    Đèn UV 1200mm
4.    Thiết bị lọc khí
5.    Giá và bàn để môi trường, dụng cụ
6.    Kệ hoặc tủ để môi trường
7.    Bộ dụng cụ cấy :que cấy các loại, bình nước cất, cốc thủy tinh, ống thủy tinh
8.    Đèn cồn ( nếu có điều kiện có thể đôi sang bộ tiệt trùng que cấy bằng khí gas hoặc loại bằng điện an toàn hơn)
9.    Quần áo blue trắng
V.    Phòng nuôi
Sau khi cấy xong ở phòng cấy, mẫu được mang sang phòng nuôi để tăng sinh. Có thể điều chỉnh được nhiệt độ, ánh sáng. Có bàn thí nghiệm để máy
–    Máy điều hòa nhiệt độ
–    Máy lắc 
–    Tủ ấm.

VI.    Phòng giống
Là nơi lưu trữ các ống giống, các mẫu giống vi sinh cần bảo quản lâu ngày.
Thiết bị chủ yếu cho phòng này là tủ lạnh  và tủ âm sâu 
VII.    Phòng sinh hóa chung
Là nơi thực hiện các thao tác thí nghiệm và nghiên cứu, quan sát…
Các thiết bị dụng cụ chủ yếu:
1.    Kính hiển vi có camera kết nối với máy tính
2.    Tủ hút
3.    Tủ chứa dụng cụ thủy tinh
4.    Và các dụng cụ thủy tinh cần thiết khác
VIII.    Phòng sinh học phân tử

Ngoài các thiết bị  phòng vi sinh trên còn có các thiết bị khác cho phòng sinh học phân tử
Dùng để tiến hành các phân tích chuyên sâu về sinh hóa, sinh học phân tử để thu nhận số liệu phục vụ công tác nghiên cứu và sản xuất.

Tùy thuộc vào kinh phí đầu tư và mục đích thí nghiệm mà có thể trang bị thêm các thiết bị hiện đại như:

kính hiển vi có kết nối máy ảnh kỹ thuật số, camera; tủ hút, tủ ấm; cân các loại; máy cắt tiêu bản; máy đo pH; máy ly tâm lạnh; máy PCR, máy realtime PCR; máy chạy sắc ký; máy đo quang phổ; tủ lạnh, tủ lạnh âm sâu;…
     Phòng này tùy kinh phí và nhu cầu sử dụng. Phòng này chỉ sử dụng khi có nhu   cầu nghiên cứu và giống chuyên sâu, chỉ áp dụng cho trung tâm nghiên cứu hoặc các công ty lớn có phòng nghiên cứu giống và sản phẩm.

Đối với các đơn vị chỉ sản xuất cây giống, nhân nhanh cấy giống thì không nhất thiết phải có phòng này.
Tùy theo nhu cầu sử dụng phòng vi sinh phụ vụ cho mục đích gì và kinh phí đầu tư. Chúng ta có thể setup thêm hoặc đơn giản bớt các phòng( gộp phòng) và thiết bị thí nghiệm.
Nhưng về cơ bản cần có các phòng như: Phòng hấp sấy, rửa dụng cụ, phòng cấy, phòng nuôi, Phòng giữ giống ( có thể ghép chung với phòng nuôi), và phòng sinh hóa chung. 

 

TOP